Phiếm 1: http://vnexpress.net/GL/Xa
Bến phà Hậu Giang đóng cửa, những người từng mưu sinh ở đây nay chuyển sang hoạt động trên cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á, tạo thành quang cảnh nhếch nhác.Cái bài báo này làm mình nhớ đến một thời điểm mình đã hăng say chỉ trích luật bắt người đi đi xe máy đội mũ bảo hiểm như thế nào, vì hai lý do sau đây.
Đầu tiên, bắt dân đội nón bão hiểm nhưng lại chưa có những cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm chất lượng cao. Nói cách khác, mức cung không đủ cầu. Luật mới ban hành trong thời gian rất ngắn chỉ làm giàu cho bọn tàu khựa, hoặc tạo điều kiện cho những cơ sở không có đạo đức kinh doanh tạo ra những chiếc mũ rẻ tiền làm từ nhựa, không bảo đảm an toàn. Nói một cách khác, khoảng tiền 30-60k mua những chiếc mũ rẻ tiền thì chẳng khác nào hình thức đốt tiền tập thể trên quy mô toàn quốc. Một phản bác cho lập luận này là "tuy người dân dùng những chiếc mũ rẻ tiền, nhưng sẽ tập thói quen cho họ sử dụng mũ bảo hiểm, sau này khi đã có những sản phẩm chất lượng cao thì do đã có thói quen sử dụng mũ, họ sẽ vui vẻ bỏ ra khoản tiền để mua những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng cao". Thế nhưng, người đó quên mất rằng "thói quen đội mũ bảo hiểm" của người dân Việt Nam hiện nay (đa số) đồng nghĩa với việc "mua những chiếc mũ bảo hiểm rẻ tiền thiếu an toàn".
Trong cuốn "Phi lý trí" thì đây gọi là khái niệm "ấn tượng ban đầu". Tác giả đã chứng minh "ấn tượng ban đầu" có tầm ảnh hưởng lâu dài và xuyên suốt như thế nào với sự lựa chọn sản phẩm sau này của khách hàng (ví dụ như bạn mua một chiếc kẹo 5 xu mà cảm thấy "tương đối hài lòng" thì lần sau bạn sẽ mua chiếc kẹo 5 xu, hoặc 6 xu, chứ không bao giờ mua chiếc kẹo 10,15 xu cả. Khái niệm "tương đối hài lòng" trong trường hợp những chiếc nón bảo hiểm chính là ảo giác của sự tự áp đặt "rất hiếm khi có tai nản xảy ra trong thành phố nên không cần mua nón xịn làm gì, chỉ cần nón trung quốc rẻ tiền cho có hình thức"). Nói dài dòng như thế để lập luận: Sẽ còn khó khăn hơn nữa cho các doanh nghiệp chân chính sản xuất những sản phẩm nón có chất lượng chiếm được thị phần, ... và có lẽ người dân Việt Nam sẽ đốt tiền cho những cơ sở nho nhỏ bất chính.
Thứ hai, mình cảm thấy đây là quyết định bất công và nhẫn tâm với những hộ gia đình, cơ sở sản xuất nón. Trong những năm cấp ba, trên đường về nhà (Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Trãi) thì người ta bán nón rất nhiều (trải trên bạt bán trên đường). Để chuyển đổi hình thức kinh doanh, không phải đếm bằng tháng, mà bằng năm, thậm chí cả thập kỷ, ... Người Việt Nam khá nhanh nhoạy, các nơi sản xuất nón bây giờ nghĩ ra việc sản xuất vành nón che nắng cho nón bảo hiểm, nên cũng khôngg đến nỗi lao đao phá sản, ... tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nền kinh doanh của họ đã giảm sút rất nhiều. Một ví dụ khác có thể nói đến là việc "Cấm xe ba gác lưu thông trong thành phố". Đa số những người dân chạy xe ba gác là dân nghèo, họ không thể xoay xở trong một sớm một chiều như thế được. Bài báo trên cũng thế, chap của nó là
Bến phà Hậu Giang đóng cửa, những người từng mưu sinh ở đây nay chuyển sang hoạt động trên cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á, tạo thành quang cảnh nhếch nhác.Tuy chap của nó không có gì là sai, thế nhưng mình cảm thấy cách đặt tiêu đề như vậy cũng là nhẫn tâm đối với dân lao động nghèo, đặc biệt là cách dùng cụm từ "quang cảnh nhếch nhác". Có thể mình là đứa nhạy cảm, nhưng quả thật "nhếch nhác" thật không thể khiến mình đặt nghi vấn rằng phải chăng có một thái độ khinh thường của BTV dành cho những người dân lao động nghèo? Tự nhiên ngờ ngợ (hay là tự suy diễn nhỉ :-/) một sự ích kỷ của tầng lớp trung lưu đối với tầng lớp nghèo của xã hội
Hôm nay mình đọc được một câu nói rất hay trên một blog như sau: "Sài Gòn là nơi mà một thằng rửa chén cũng có thể trở thành một tỉ phú hạng sang". Thành phố phồn hoa này là nơi hàng nghìn con người khao khát tìm đến. Những thằng rửa chén như trên thì không nhiều, thậm chí đôi khi cái giấc mơ của những người lao động nhập cư cũng chỉ giản dị và nhỏ bé lắm "có đủ cơm ăn áo mặc nuôi sống gia đình, một cuộc đời tốt đẹp hơn". Nếu ước mơ của bạn là "đoạt giải Nobel", thì những con người đó cũng chỉ là "mua được căn nhà". Tất cả ước mơ đều rất đáng được trân trọng, và nâng niu - chẳng có cái nào "cao cấp" hay "thực tế" hơn cái nào cả. Vì vậy, những người biểu môi, xua đuổi, xa lánh những người bán hàng rong, theo tôi, mới chính là những con người tầm thường và ích kỷ. Họ như những con ếch sống dưới giếng nhìn lên bầu trời xanh mà tưởng trời đẹp, trời trong. Thật ra, ở cái nước Việt Nam này, ngoài một số rất ích những người may mắn thuộc tầng lớp trung bình trở lên, phần đông là những người phải ăn cám, chết vì đói, hay rót nước dơ từ cống để tắm. Đừng bỏ quên họ - hay ít nhất đừng ăn chẹt đường kiếm sống của họ.
Cách thỏa đáng nhất để không còn tình trạng "hàng rong nhếch nhác" không phải là cấm họ buôn bán, mà giúp họ tìm những nghề khác.
No comments:
Post a Comment