July 29, 2018

Người khiếm thị "nhìn" như thế nào? Các dạng khiếm khuyết thị lực

Khi nhắc đến người khiếm thị, hầu hết chúng ta chỉ nghĩ đến người không có khả năng nhìn (hay còn gọi là "người mù"), nhưng thực tế có rất nhiều dạng "khiếm khuyết" khác về thị lực. Phổ biến trong cuộc sống là "cận thị" (không thể nhìn rõ vật ở cự ly xa) hay "viễn thị" (không thể nhìn rõ vật ở cự ly gần). Tuy nhiên, có nhiều loại "khiếm khuyết" không thể dễ dàng chữa trị, và gây nhiều phiền toái trong cuộc sống.


Ngày hôm nay chúng ta hãy thử nhìn bằng cặp mắt của người có khiếm khuyết về thị lực nhé.
Đây là thị lực bình thường


Đầu tiên là nhìn mờ do đục thủy tinh thể. Những người với thị lực dạng này có thể nhìn được toàn cảnh, nhưng không thể nhìn được chi tiết, ví dụ như hình dạng của vật, hay phông chữ.


Nhìn như trong bóng tối: Những người có dạng khiếm khuyết này có khả năng thấy được toàn cảnh, nhưng không thấy rõ những nơi "tối tăm". Tuy nhiên, họ sẽ thấy rõ được block màu vàng để di chuyển (Tại Nhật, những dãy block màu vàng được lắp đặt trên đường phố, trạm tàu, địa điểm công cộng để người khiếm thị dễ dàng di chuyển)



Nhìn như bị lóa mắt: Những người này có cảm giác rất mạnh với ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng phản chiếu từ tường và sàn nhà. Họ không thấy rõ những chữ viết màu sáng, màu trắng



Không thể nhìn trung tâm: Họ không nhận biết được những vật ở vị trí trung tâm thị giác, ví dụ không biết được đang có người đang tiến đến mình, hay không nhận biết được gương mặt của người đang nói chuyện với mình.



Không thể nhìn được một phần, ví dụ như không nhìn được một phần bên phải, bên trái



Chỉ nhìn được trung tâm: Không thể nhìn được toàn cảnh



"Mù màu" (Color-blind): Người mù màu không thể nhận biết màu sắc đa dạng như một người có thị lực bình thường. Theo thống kế, trong 12 nam giới sẽ có 1 người mù màu, và trong 200 nữ giới sẽ có 1 người có khiếm khuyết này. Mù màu là loại khiếm thị ít gây phiền toái nhất, nhưng cũng khó nhận biết nhất, bạn sẽ không thể biết một người "mù màu" trừ khi họ nói với bạn.

Để kiểm tra mình có mù màu hay không, các bạn có thể kiểm tra qua bài test Ishihara 38 ở link này.

Thị lực bình thường



Mù màu dạng Deuteranopia



Mù màu dạng Tritanopia



Nguồn:
1) Kawasaki-City Information-Culture Center for the Visually Impaired
2) Colour Blind Awareness