Trước đây, cá ngừ được xem là loài động vật vô giá trị. Nhiều ngư dân còn cảm thấy phiền phức khi loài cá này thường xuyên mắc vào lưới khi họ săn bắt những loài động vật biển khác. Đến 1970, khi người Nhật nhận thức giá trị dinh dưỡng của cá ngừ, nhu cầu săn bắt loài cá này tăng đột biến. Các hiệp hội liên chính phủ được lập ra quy định sản lượng tối đa cá ngừ được đánh bắt hàng năm tại từng quốc gia để bảo vệ loại cá này trước nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, sản lượng săn bắt trong thực tế luôn vượt quá mức quy định.
Vì lý do trên, các trại nuôi cá ngừ được vận hành để giảm bớt lượng đánh bắt trong tự nhiên. Phương thức nuôi trồng chủ yếu là bắt cá ngừ con rồi nuôi chúng cho đến ngày thu hoạch, tuy nhiên phương thức này cũng không bớt giảm bớt sự nguy hại đến loài này, vì thực chất ngư dân cũng chỉ đánh bắt cá ngừ con từ biển. Phương thức mới — ấp trứng rồi nuôi lớn, giúp giảm sản lượng đánh bắt, tuy nhiên lại rất khó khăn. Đặc điểm của cá ngừ là tỉ lệ sống sót vô cùng ít ỏi: chỉ có 1 trong số 40 triệu trứng có cơ hội trưởng thành. Cho đến nay, chỉ có trường đại học Kinki là thành công trong việc nuôi cá ngừ từ trứng — gọi là “cá ngừ Kindai”. Rất nhiều nhà bảo vệ môi trường đánh giá cao cá ngừ Kindai vì cách nuôi trồng này giúp giảm bớt lượng săn bắt trong tự nhiên. Ngoài ra, do được uôi trong môi trường được kiểm soát chặt chẽ, cá ngừ Kindai “sạch” và ít nhiễm bệnh hơn cá ngừ trong tự nhiên. Tuy nhiên, sản lượng cá ngừ Kindai không nhiều do vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình nuôi trồng. Giá cá ngừ Kindai cao hơn 30% so với các loại cá ngừ khác, và người Nhật đánh giá cao tiêu chí “tự nhiên” nên hầu hết các nhà hàng vẫn tiêu thụ các loại cá ngừ nuôi trồng tại địa phương hay nhập khẩu từ các nơi khác.
Do vị trí địa lý gần biển nên Mie có khá nhiều trại nuôi trồng cá ngừ. Cá ngừ bơi rất nhanh và liên tục (chúng tiếp nhận oxy bằng cách bơi, nếu ngừng bơi chúng sẽ chết) nên các lồng cá ngừ được đặt trong lòng biển. Chúng tôi di chuyển ra các lồng cá trên những chiếc thuyền máy. Chúng tôi còn được bác chủ trại, một người vô cùng dễ chịu và nồng hậu, giới thiệu cặn kẽ về trại. Trời xanh, gió luồn qua tóc, tôi ngồi trên thuyền trong một cảm giác vô cùng dễ chịu.
Do vị trí địa lý gần biển nên Mie có khá nhiều trại nuôi trồng cá ngừ. Cá ngừ bơi rất nhanh và liên tục (chúng tiếp nhận oxy bằng cách bơi, nếu ngừng bơi chúng sẽ chết) nên các lồng cá ngừ được đặt trong lòng biển. Chúng tôi di chuyển ra các lồng cá trên những chiếc thuyền máy. Chúng tôi còn được bác chủ trại, một người vô cùng dễ chịu và nồng hậu, giới thiệu cặn kẽ về trại. Trời xanh, gió luồn qua tóc, tôi ngồi trên thuyền trong một cảm giác vô cùng dễ chịu.
Bên trái góc dưới là cá thu, thức ăn của cá ngừ
Sau đó, chúng tôi đến một nhà hàng địa phương. Ngay trước nhà hàng là một chú cá ngừ to tướng vừa được bắt. Bữa trưa là bento với rất nhiều hải sản, đặc biệt là sashimi phần bụng mỡ ngon nhất của cá ngừ. Đừng tưởng ăn cá sống là tanh, sashimi ở đây cực kỳ ngon, mềm, rất thanh ngọt. Ai yêu thích ẩm thực Nhật mà không thưởng thức được sashimi thật đúng là đáng tiếc.
Còn tiếp
No comments:
Post a Comment