Mục lục
1. Thời phong kiến
2. Giai đoạn chống Pháp (truớc 1945)
3. Giai đoạn 1945 - 1975
4. Giai đoạn sau 1975
Dưới thời bị Trung Quốc cai trị (năm 111 trước công nguyên đến năm 938), các cơ sở dạy học tại Việt Nam được duy trì với mục đích luyện thi làm quan và công chức. Sách vở và tài liệu không phải để ghi chép các kiến thức khoa học, mà nội dung phần lớn là về lễ nghi, đạo giáo, và những thông tin phục vụ cho mục đích duy trì duy trì chế độ cai trị. Sau khi giành được độc lập từ thời Ngô Quyền, chế độ học hành thi cử cũng không thay đổi mấy: phong tục, lịch sử, tôn giáo, vẫn được xem trọng hơn các môn khoa học như thiên văn, toán lý.
Minh hoạ: Lớp học chữ Nho tư gia vào năm 1985 (Wikipedia)
Giáo dục khoa học và công nghệ được đem vào hệ thống trường học lần đầu tiên dưới giai đoan thực dân Pháp. Đây là giai đoạn thực dân Pháp cần đẩy mạnh đào tạo công nghệ và kỹ thuật để phục vụ cho mục đích sản xuất và khai thác tài nguyên. Người dân Việt Nam lần đầu tiên được chứng kiến sự ưu việt của khoa học và công nghệ trong đời sống thường ngày, như các đường tàu xe lửa, việc tiêm vác xin phòng bệnh, v.v. Đầu những năm 1990, thế hệ con cháu của quý tộc Việt Nam có cơ hội đến Pháp để học tập và tiếp cận công nghệ mới. Phong trào Đông Du cũng bắt đầu trong giai đoạn này. Dưới tầm nhìn khoa học và công nghệ tại Nhật Bản là chìa khoá giúp cho Việt Nam thoát khỏi sự cai trị của Pháp của Phan Bội Châu, nhiều thanh niên Việt Nam du học tại Nhật.
Năm 1906, Đại học Đông Dương (University of Indochina) được thành lập, và trải qua vài lần đóng mở do những lo ngại của người Pháp về việc nâng cao giáo dục sẽ khiến người Việt Nam chống đối chính quyền thực dân. Năm 1941, "Khoa học tự nhiên" chính thức được đưa vào chương trình giảng dạy tại đại học này, bao gồm các chuyên ngành: toán tổng hợp, toán-lý-hoá, và khoa học. Niên khoá 1941-1942 có 7 giảng viên (bao gồm 5 giáo sư) và 113 sinh viên (có 26 người Pháp). Sau năm 1945, Đại học Đông Dương được đổi tên thành Đại học Hà Nội, nhưng lại nhanh chóng đóng cửa vào năm 1946.
Giảng đường Đại học Đông Dương (năm 1930)
Sau năm 1954, Việt Nam có hai quốc gia và hai chế độ giáo dục riêng biệt. Tại miền Bắc, các trường theo mô hình của liên bang Sô-viết. Các trường chuyên giảng dạy, và nghiên cứu được thực hiện tại các viện nghiên cứu quốc gia. Các trường và các viện chỉ theo một chuyên ngành duy nhất. Hầu hết những chuyên gia chọn lĩnh vực khoa học cơ bản như toán hay vật lý. Tại miền Nam, các trường theo mô hình của Pháp, và sau này là Mỹ. Đại học Sài Gòn, và các đơn vị khác như Đại học Thiên chúa giáo Đà Lạt, Viện Đại học Vạn Hạnh (Phật giáo), Đại học Cần Thơ, và Đại học Công nghệ Thủ Đức theo mô hình đào tạo và nghiên cứu liên ngành, bao gồm việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng, khoa học xã hội, kinh tế. Ước tính đến năm 1945, có 85,000 người đạt bằng học vị tại miền Bắc, và 70,000 người đạt bằng học vị tại miền Nam.
Đại học Sài Gòn
Sau năm 1975, hầu hết các trường đại học tại miền Nam giải thể hoặc tái cấu trúc để theo mô hình tại miền Bắc. Đến năm 1990, mô hình nghiên cứu được phân bố như sau: Các nghiên cứu cơ bản và quan trọng được thực hiện tại viện nghiên cứu quốc gia, các nghiên cứu có tính ứng dụng được thực hiện tại các viện nghiên cứu, và các trường đại học thực hiện nghiên cứu khá ít ỏi dưới hợp đồng với các tổ chức khác.
Nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây đã chuyển biến mở theo hướng tính cực. Việc nghiên cứu và giảng dạy được kết nối nhiều hơn: các nhà nghiên cứu tại các viện nghiên cứu phải dành ít nhất 30% thời gian để giảng dạy tại các trường đại học, và ngược lại, các giảng viên đại học phải dành 30% cho việc nghiên cứu. Hỗ trợ tài chính đã được mở rộng đến các quỹ tư nhân và quỹ nước ngoài. Số lượng sinh viên du học cũng tăng trưởng nhanh hơn, từ 20,558 người trong năm 2005, nay đã lên con số 130,000 vào năm 2016 (*)
Nền giáo dục Việt Nam hiện nay là sự pha trộn sự ảnh hưởng từ Trung Quốc, Soviet, các nước Tây Âu, và Bắc Mỹ. Ngoài ra, còn là sự khác biệt khi các thế hệ nhà nghiên cứu được đào tạo tại những môi trường học thuật khác nhau. Tuy nhiên, điều không thay đổi suốt quá trình này là tư duy về việc khoa học và giáo dục là nền tảng và phương tiện để đạt được triển vọng phát triển của quốc gia.
Bài tóm gọn dịch từ Chương 1 của nghiên cứu 'Science in Vietnam: An assessment of IFS grants, young scientists, and the research environment. Tác giả: Eren Zink
Biên dịch: Lan Tran