April 28, 2009

Nhà máy xử lý rác thải Nhật Bản

Trong chuyến đi thăm quan Nhật Bản vào tháng 12 năm 2008, đòan KAGOSHIMA chúng tôi may mắn được đến thăm quan 2 nhà máy xử lý rác thải tại tỉnh Kagoshima và thủ đô Tokyo. Được đến thăm quan những nơi như thế này, chúng tôi mới hiểu được tại sao Nhật Bản luôn là một trong những cường quốc của thế giới. Đó là do công nghệ bảo vệ môi trường của học cực kỳ tiên tiến hiện đại, ý thức ( hay thói quen ) giữ vệ sinh môi trường của họ rất cao, và sự giáo dục ngay từ nhỏ về những vấn đề môi trường trong nền giáo dục Nhật Bản. Bài viết này sẽ tập trung giới thiệu về công nghệ bảo vệ môi trường của Nhật Bản.

Xe thu gom rác của Nhật tiến vào nhà máy xử lý rác thải. Thông thường các xe thu gom rác thải tại hộ gia đình và xe thu rom từ các cơ sở kinh doanh sẽ được phân biệt bằng màu sắc. Các hộ dân sẽ không mất tiền để đổ rác trong khi các cơ sở kinh doanh sẽ phải mất một khỏan chi phí. Các khỏan chi phí này hầu hết được sử dụng để vận hành nhà máy.

Nhân viên tại trung tâm xử lý rác thải


Khi rác được đưa vào nhà máy, ban đầu chúng sẽ được chứa tại những buồng chứa rác như thế này. Buồng chứa rác các bạn nhìn thấy dưới đây có thể chứa đến 100 tấn rác cùng lúc



Sau đấy, chiếc cần cẩu này sẽ đưa rác đến công đọan xử lý tiếp theo. Chiếc cần cẩu trong hình này có thể xúc đến 10 tấn rác cùng lúc !


Mọi họat động của nhà máy rác thải được điều hành trong phòng điều khiển trung tâm. Trong ảnh là các nhân viên đang quan sát qua màn hình các giai đọan của quá trình xử lý.

Sản phẩm của quá trình tái chế rác thải là năng lượng điện và nguyên liệu để sản xuất nhựa đường. Lượng điện được sinh ra một phần dùng để duy trì cho họat động của nhà máy, một phần để bán cho các cơ sở sản xuất, hay hộ dân lân cận. Nguyên liệu sản xuất nhựa đường cũng được bán cho các công ty sản xuất để thu lợi nhuận. Bằng cách này, hầu hết các nhà máy xử lý rác thải có thể tự họat động dựa trên lợi nhuận từ các sản phẩm nhiệt và điện trong quá trình xử lý rác của mình mà không có sự hỗ trợ từ chính phủ. Nói như vậy để thấy, không những mang lại lợi ích cho môi trường, các nhà máy tái chế rác thải còn mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho địa phương.

Một điều đáng lưu tâm là hai nhà máy xử lý rác thải đòan chúng tôi tham quan đều có những biểu tượng riêng cho mình. Ví dụ như nhà máy tại tỉnh Kagoshima dưới đây có biểu tượng là cô tiên, trong khi nhà máy quận tại Tokyo có biểu tượng hình chim cánh cụt. Các biểu tượng này được trình bày một cách dễ thương và sinh động, gắn khắp trên các bảng thông tin. Lý do là các nhà máy này rất hoan nghênh các em học sinh đến thăm quan. Những hình ảnh sinh động như thế này là để thu hút sự tập trung từ các em. Chính vì sự giáo dục bài bản từ rất nhỏ như thế này, thế hệ trẻ Nhật Bản khi lớn lên đều có ý thức, thói quen rất tốt trong việc bảo vệ môi trường. 

Một ví dụ rõ hơn cho công nghệ môi trường của Nhật Bản là "khu đô thị rác Odaiba" thuộc thủ đô Tokyo. Gọi là khu đô thi rác là do nơi đây trước đây là những bãi rác khổng lồ của thủ đô Tokyo. Sau này, chính phủ Nhật Bản tiến hành công nghệ hiện đại, biến những bãi rác này là nền cho đất liền, lấn biển, từ đó dần phát triển thành khu đô thị Odaiba. Mọc trên nền những bãi rác cao tầng trước đây là những tòa nhà chọc trời hiện đại


"Cầu Vồng" - Odaiba, Tokyo, Nhật Bản


Đài truyền hình Fuji, Odaiba, Tokyo, Nhật Bản

No comments:

Post a Comment