February 6, 2015

Tổng quát kinh nghiệm nộp đơn cho các research program



1. Vì sao nên đi làm research internship? 

Đối với những ai muốn học lên master hay PhD thì đây sẽ là cơ hội tốt để xác định mình có đủ đam mê để theo đuổi ngành học hay không. Việc học master hay PhD không chỉ đơn giản “thích là học”, bạn sẽ phải đối diện với nhiều rất nhiều thử thách. Những áp lực sẽ đến là việc bị hối thúc lấy chồng lol, cảm giác khi thấy bạn bè mình đã ổn định mà mình còn lông bông (bây giờ thì chưa thấy gì đâu, nhưng chỉ cần khoảng 5 năm nữa khi bạn vẫn sống trên stipend tầm 10-30k/năm thì bạn của bạn đã có thể kiếm được 60-80k rồi), cuộc sống quanh quẩn trong lab, ít bạn bè, tổn hại nhan sắc, v.v. Làm research khi đi học nó khác rất nhiều so với đi làm research full time, khi đi học thì còn có nhiều coursework khác, nhiều hoạt động khác có thể thấy vui, còn khi đi làm research full time thì nó … nghiệt ngã lắm. Thế nên trước khi quyết định “PhD or not to PhD” thì mình khuyên các bạn đi làm ít nhất một lần để biết được đam mê và khả năng của mình đến đâu.

Ngoài ra, đây còn là cơ hội chuyển lên một thành phố lớn, có thêm tiền rủng rỉnh, YOLO ("you only live once") một lần cho đã …

2. Kiếm internship như thế nào? 


Tại US: Nói chuyện với professor/advisor tại trường. Họ thường là thành viên của những hiệp hội học thuật chuyên nghiệp (professional association), và những hội này có mailing list, khi có internship opportunities thì họ thường gửi email đến list, và prof sẽ gửi thông tin qua cho bạn.

Đối với social psychology thì mailing list phổ biến nhất là SPSP tại là www.spsp.org/ và các lab tuyển intern hàng năm là Balcetis’s lab (NYU), Gilbert’s Lab (Harvard), Bargh’s lab (Yale), và Wansink’s Lab (Cornell).

Hàng năm National Science Foundation đều có internship http://www.nsf.gov/crssprgm/reu/ Điều kiện nộp là “U.S. citizens”, nhưng đừng vội nản chí, vì có hai trường hợp như sau:

1) Bạn có thể apply để làm với vị trí  “unpaid volunteer” có thể chuyển course/internship credits về trường.

2) Bản thân lab đó có nguồn fund độc lập với NSF nên có thể fund bạn với dạng sinh viên độc lập, tức là bạn có thể tham gia chung các seminar talk, làm chung project với REU students. Để làm kiểu này thì thường phải dùng đến CPT hoặc OPT.

***

Tại Úc/New Zealand: Research Internship tại The University of Queensland là chương trình duy nhất cho sinh viên toàn thế giới apply http://www.uq.edu.au/undergraduate/summer-research. Ngoài ra các trường lớn như University of Sydney hay University of Melbourne cũng có chương trình internship nhưng chỉ cho sinh viên đang học tại Úc nộp đơn

***

Tại Nhật: Đây là list các chương trình mình tìm được qua Google, không hạn chế quốc tịch màu da.

1. RIKEN Brain Summer Internship http://www.brain.riken.jp/en/summer/

2. The University of Tokyo Summer Internship Program in Kashiwa (UTSIP Kashiwa) http://www.ilo.k.u-tokyo.ac.jp/summer_en

3. The University of Tokyo Research Internship Program (UTRIP) School of Science https://www.s.u-tokyo.ac.jp/en/utrip/overview/

4. Tokyo Institute of Technology International Education and Research Summer Research Program http://www.ipo.titech.ac.jp/tirop/program/detail_235.html

5. Okinawa Institute of Science and Technology https://groups.oist.jp/grad/research-interns

6. National Institute of Genetics http://www.nig.ac.jp/jimu/soken/intern/

7. National Institute for Physiological Sciences http://www.nips.ac.jp/eng/graduate/applicants/internship/

8. Amgen Scholars http://www.amgenscholars.com/japan-program

3. Nộp đơn

Application sẽ gồm 3 phần: CV, personal statement, và recommendation’s letters. Note này mình chỉ nói tổng quát còn kỹ thuật viết (technical writing) cho CV thì các bạn click vào đây.

Điều rất quan trọng là phải viết CV và personal statement phù hợp với hướng nghiên cứu của lab, mà điều này chỉ có thể tìm hiểu qua việc đọc papers của lab, hoặc email hỏi PI (principle investigator) hoặc grad students ở lab. Theo kinh nghiệm của mình thì email cho grad students thì xác xuất được trả lời email sẽ cao hơn so với gửi cho PI. Thậm chí trong nhiều lab bạn sẽ không được làm với PI đâu mà làm chủ yếu với grad students thôi, thế nên gửi email cho grad students cũng rất quan trọng.

Khi email thì nên hỏi họ về unpublished papers mà họ đang viết hay những projects họ đang làm. Đừng nên chỉ đọc papers được đăng trên web, vì nhiều khi web không update các paper mới nên xảy ra trường hợp lab đã hoàn toàn thay đổi hướng nghiên cứu. Điều này mình chỉ nhận ra sau khi làm ở NYU vài tuần. Chuyện là lab mình có làm 1 hướng liên quan đến criminology, đây là hướng mới không ghi trên web, mà tình cờ là mình lại học 1 lớp criminology ngay trước thời điểm apply. Mình nghĩ đây là yếu tố mấu chốt đế mình được nhận vào NYU tại thời điểm đó.

Nếu PI/grad students không gửi email trả lời thì cũng đừng thất vọng, vì nhiều PI tạo quy định là không trả lời email tất cả sinh viên chứ không phải chỉ riêng mình bạn. Trong thời gian đó, hãy cố gắng tìm papers/posters/CV của lab qua các research database chứ đừng chỉ xem thông tin trên website, vì như mình đã nói ở trên, không phải lab nào cũng cập nhật website thường xuyên.

4. Cách viết email cho PI

Đầu tiên là phải dùng email của trường (.edu) hoặc ít nhất tạo gmail với firstname.lastname@gmail.com

Title của email ngắn gọn rõ ràng: Student interested in your [XYZ] project

Nội dung email thì bao gồm các yếu tố: tên, trường, project đang làm, PI hiện tại là ai, tại sao biết đến lab này. Nói chung là ngắn gọn, không viết dài. Có lần mình paste cả cover letter vào email chờ 1 tuần không thấy trả lời, sau đó viết email thứ hai ngắn gọn (mẫu ở dưới) rồi kèm personal statement làm attachment thì nhận được response ngay ngày hôm sau. Lý do là vì PI rất bận, họ thấy email nào dài họ ngán là họ không đọc, viết ngắn gọn thôi, nếu họ quan tâm họ sẽ mở CV của mình ra xem. Chờ một tuần không thấy trả lời hãy nhã nhặn viết 1 cái email thứ hai để nhắc họ.

Dear Dr. XXX,

I am XXX, a student at XXX, working with Dr. XXX on [topic]. I am writing this email to express my interest in joining your lab [through XXX program]


Talk about how your background fits with Dr.XXX’s interests here (3 sentences max)

My CV and a letter outlining my research background are attached in this email for your consideration. I can submit a research proposal or work on a suggested research plan from you.

Thank you for your time and consideration.

Kindest regards,


Đối với những viện nghiên cứu lớn thì vấn đề PI trước đó của mình là ai rất quan trọng. Uy tín và danh tiếng của trường cũng là một vấn đề khá khó khăn đối với những bạn tốt nghiệp từ Việt Nam. Một PI đã nói thẳng với mình “I usually get a lot of emails from people from China and India. I don’t know anything about their schools, their educational credential, so I usually don’t know how to respond to these emails.” Thế nên trong email đầu tiên, tốt nhất phải đề cập thẳng về institution, former PI, publications, conference where you meet/hear about the PI, etc.

Nếu sau này được interview thì nên cố gắng học cách giao tiếp và trình bày research của mình càng nhiều càng tốt, nhưng không chỉ là trình bày một cách khoa học, bài bản, mà còn phải thể hiện được phong thái năng động, tích cực, cho người ra thấy được mình là người lúc nào cũng vui vẻ và tích cực. Một PI đã nói với mình ‘Doing science is a depressing process, among 100 experiments, only 1 works. I need people who can accept that, who won’t get depressed, who will cheer up the entire team”.

Kỹ năng trình bày quan trọng đến nỗi khi mình hỏi 1 PI khác là “Sinh viên châu Á không có lợi thế về phương diện truyền tải và trình bày suy nghĩ như sinh viên ở các nước phương Tây vì sự khác biệt văn hóa: Người châu Á thường nhúng nhường và ít khi đánh bóng bản thân, trong khi người Âu/Mỹ lại thoải mái hơn về vấn đề này” thì PI này bảo là “I acknowledge that but at this stage in my career, I don’t have other option”. Thế giới có khi nó không công bằng như thế đấy. Phải cố gắng thay đổi bản thân nếu đó thật sự là những gì mình muốn.

No comments:

Post a Comment